Giới thiệu

Phương pháp
và nội dung nghiên cứu

bg-blur
Phương pháp nghiên cứu
Kiểm tra sức khỏe thương hiệu

BRAND HEALTH CHECK

1. Mục tiêu nghiên cứu

Sức khỏe thương hiệu cần được kiểm tra thường xuyên để đo lường sự hiệu quả của thương hiệu, giúp xác định tình trạng hiện tại của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp thực hiện đưa mục tiêu đã đề ra và kịp thời thực hiện thay đổi. 

Những hiểu biết về insights thu thập được trong quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp cung cấp giá trị cho khách hàng và cải thiện nhận thức chung về thương hiệu. Thương hiệu mạnh có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được mục tiêu kinh doanh hơn. Nó giúp tìm kiếm, tiếp cận khách hàng mới, nâng cao nhận thức về thương hiệu và thậm chí cải thiện trải nghiệm khách hàng.

2. Nội dung nghiên cứu: 

Khi thực hiện đo lường sức khỏe thương hiệu, nhiều khía cạnh khác nhau của sự hiện diện thương hiệu cần được xem xét:

  • Nhận diện thương hiệu

  • Định vị thương hiệu

  • Tài sản thương hiệu

  • Nhận thức của khách hàng về thương hiệu

  • Mức độ truyền tải giá trị của thương hiệu đến người tiêu dùng

Nhận diện thương hiệu

Nhận diện thương hiệu sẽ cho chúng ta biết được thương hiệu được nhận biết đầu tiên người tiêu dùng nghĩ đến khi được hỏi về một loại sản phẩm nào đó. Đó chính là mức độ quen thuộc của người tiêu dùng với thương hiệu. 

Định vị thương hiệu

Khi người tiêu dùng đã nhận biết, thương hiệu cần được định vị trong tâm trí của họ về sự khác biệt so với đối thủ. Doanh nghiệp luôn phải tìm ra một ví trí cho thương hiệu của mình và cố gắng trở thành người dẫn đầu trong đó.

Tài sản thương hiệu

Việc sở hữu tài sản thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp phần nào đó thể hiện sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh của mình. Những sản phẩm cao cấp chất lượng, các dịch vụ tuyệt vời, đồng thời là những chiến dịch Marketing hiệu quả nhờ có tài sản thương hiệu sẽ khiến thương hiệu được dễ nhận diện hơn, qua đó thúc đẩy hành vi mua hàng từ người tiêu dùng.

Nhận thức của khách hàng về thương hiệu

Nhận thức thương hiệu chính là mức độ quen thuộc và khả năng ghi nhớ của khách hàng mục tiêu đối với sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp muốn nhắm tới. Nhận thức thương hiệu là một vấn đề rất được coi trọng trong việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, quản trị quảng cáo, quản trị thương hiệu và phát triển chiến lược.

Mức độ truyền tải giá trị của thương hiệu đến người tiêu dùng:


Xác định được mức độ chính xác về ý nghĩa cũng như giá trị của thương hiệu đến với người tiêu dùng.

Trong các khía cạnh trên, cần trả lời được các câu hỏi về: 

  • Nhận biết và công dụng (Awareness & Usage):  Trước tiên, khách hàng phải biết thương hiệu của bạn là gì, cung cấp sản phẩm gì, công dụng và tính năng của sản phẩm đó như thế nào,… Sự nghĩ đến khi được nhắc và Sự cân nhắc khi sử dụng?

  • Định vị (Positioning): Một khi đã nhận biết, khách hàng cần phải định vị trong tâm trí về sự khác biệt của thương hiệu bạn với đối thủ. 

  • Truyền tải (Delivery): Khi đã định hình được trong tâm trí của khách hàng, doanh nghiệp còn có nhiệm vụ truyền tải chính xác ý nghĩa và giá trị của thương hiệu, khiến cho khách hàng hài lòng khi sử dụng thương hiệu đó. Trong đó sẽ được hỏi về mức độ hài lòng hoặc mức độ giới thiệu với mọi người sau khi sử dụng thương hiệu? 

3. Cách thu thập thông tin thông qua nghiên cứu thị trường:

  • Nghiên cứu định lượng:

Thực hiện theo số mẫu và điều kiện đáp viên theo khách hàng yêu cầu và tính chất dự án.

Thu thập thông tin từ khách hàng qua survey, để nhận biết xem mức độ nhận biết và đánh giá của họ về thương hiệu bạn.

  • Nghiên cứu định tính:

Thảo luận nhóm: Tham khảo ý kiến của một focus group (một nhóm bàn tròn với hiểu biết chuyên sâu về thương hiệu). Hỏi họ xem nhận xét và đánh giá về tình hình brand positioning và brand awareness của bạn hiện giờ ra sao. Trong quá trình tìm hiểu sẽ thu về các chỉ số có ý nghĩa.

4. Lợi ích nghiên cứu

Mỗi khía cạnh của sức khỏe thương hiệu quan trọng theo cách riêng của nó. Nhìn vào tổng thể về thương hiệu sẽ cung cấp cho bạn một bức tranh bao quát, cho phép bạn đánh giá được các điểm mạnh và yếu của mình. 

Nếu bạn đánh giá tất cả các chỉ số cùng nhau, bạn có thể nắm được nếu thương hiệu của bạn đang không được khỏe, đang rất tốt hoặc đang phát triển rất mạnh mẽ (hoặc bất kỳ thước đo nào mà bạn muốn). Từ đó bạn sẽ có thể đưa ra những hành động cụ thể cho từng tình huống khác nhau. Ngược lại, khi nó không khỏe sẽ gây ra những ảnh hưởng tác động đến doanh nghiệp. Vì thế, hãy luôn theo dõi và đo lường các chỉ số nhằm xác định được nguyên nhân cốt lõi và đưa ra phương án cải thiện hợp lý nhất.