Giới thiệu

Phương pháp
và nội dung nghiên cứu

bg-blur
Phương pháp nghiên cứu
Đánh Giá Ý Tưởng/ Sản phẩm

1. Mục tiêu nghiên cứu :

Nếu như doanh nghiệp bạn đang có một sản phẩm mới và muốn nó được khách hàng đón nhận ngay từ khi ra mắt, Đánh giá ý tưởng sản phẩm (Concept test) hay Thử nghiệm sản phẩm (Product test) là một trong các phương pháp mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn.

Đánh giá sản phẩm (Product test/ Concept test) đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu thị trường nhằm đánh giá phản ứng của người tiêu dùng tiềm năng đối với một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. 

Với nghiên cứu đánh giá sản phẩm, chúng ta cần đánh giá các tính năng của sản phẩm, đưa ra ý kiến phản hồi nhằm hoàn thiện sản phẩm, là cơ sở cho doanh nghiệp hay cụ thể hơn là bộ phận marketing hoặc bộ phận R&D hiểu hơn những nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng, đưa ra quyết định sản xuất hay hoàn thiện sản phẩm trước khi tung ra thị trường.

Đánh giá sản phẩm còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trước khi ra mắt sản phẩm mới. Đồng thời cũng giúp kiểm tra sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp về định vị, xu hướng mua của khách hàng,…

2. Lợi ích nghiên cứu: 

Với nghiên cứu này, chúng ta sẽ trả lời được 2 câu hỏi chính: 

  • Xác định phân khúc khách hàng tiềm năng: Câu hỏi quan trọng cần được trả lời đối với nghiên cứu này nhằm xác định được nhóm đối tượng khách hàng phù hợp, đạt được hiệu quả tối đa khi tiếp cận đúng nhóm khách hàng.

  • Tìm ra ưu điểm và khuyết điểm của sản phẩm/ dịch vụ: Nhờ vào những thông tin phản hồi từ phía người tiêu dùng sẽ tìm ra được những điểm nổi trội của sản phẩm/ dịch vụ có thể phát triển, cải tiến thêm hay những điểm chưa hay, cần đưa cải thiện và sửa đổi theo nhu cầu chung của người tiêu dùng.Kết quả của nghiên cứu này giúp loại bỏ những sản phẩm ít tiềm năng, xác định thông điệp phù hợp và tập trung vào phân khúc khách hàng cụ thể. Từ đó, giảm thiểu chi phí sản xuất và marketing nhưng mang lại hiệu quả tối ưu. 

3. Nội dung nghiên cứu 

Khi thực hiện nghiên cứu đánh giá ý tưởng hoặc sản phẩm, CI Research sẽ thiết kế nội dung nghiên cứu và phát triển bảng câu hỏi khảo sát bao gồm các nội dung cơ bản dưới đây và thường có sự điều chỉnh tuỳ thuộc vào đặc thù của ý tưởng hoặc sản phẩm và nhu cầu của khách hàng:

  • Đo lường nhận định chung của người tiêu dùng về ý tưởng/ sản phẩm

  • Khả năng mua sản phẩm

  • Mức độ yêu thích ý tưởng/ sản phẩm

  • Đánh giá đặc tính của sản phẩm

  • Nhận dạng các sản phẩm thay thế và bổ sung

  • Tính ưu việt của sản phẩm so với các sản phẩm hiện hữu

  • Khả năng sẽ sử dụng sản phẩm trong những tình huống cụ thể

  • Tình hình sử dụng sản phẩm tương tự, sản phẩm thay thế

  • Ước lượng giá trị sản phẩm

  • Phân tích độ nhạy về giá 

  • Cách thức mua hàng ưa thích

  • Phân tính đặc điểm của các phân khúc khách hàng

10 Skills for Handling Different Role of Management | Marketing91

4. Ứng dụng

Khi doanh nghiệp muốn phát triển sản phẩm mới hoặc muốn triển khai các ý tưởng quảng cáo nhưng không chắc chắn được sản phẩm hoặc ý tưởng nào sẽ có hiệu quả về mặt thị trường hơn thì doanh nghiệp thường tìm đến loại hình nghiên cứu đánh giá ý tưởng, sản phẩm này. Các doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), đồ ăn-thức uống, hàng tiêu dùng, thực phẩm chức năng, sản phẩm OTC, tài chính ngân hàng, ô tô và một số lĩnh vực khác. 

5. Các phương pháp Test sản phẩm

Sau nhiều năm nghiên cứu và thiết kế các phương pháp test concept hoặc sản phẩm đã cho ra bốn phương pháp chính và mỗi phương pháp sẽ phù hợp với các loại nghiên cứu khác nhau: 

  • Comparison Testing (Thử nghiệm so sánh)

  • Monadic Testing (Thử nghiệm đơn nguyên)

  • Sequential-monadic Testing (Thử nghiệm đơn nguyên tuần tự)

  • Proto-monadic Testing (Thử nghiệm nguyên mẫu)

Comparision Testing

Để chọn ra được sản phẩm hay ý tưởng tốt nhất, có thể dùng đến phương pháp thử nghiệm so sánh, hỏi đáp viên các câu hỏi dưới dạng xếp hạng hay mức độ ưa thích. Đây cũng là phương pháp cần thiết và cơ bản luôn sử dụng trong đa số các loại nghiên cứu vì kết quả mang lại rõ ràng và dễ hiểu. 

Monadic Testing

Đối với thử nghiệm này sẽ tập trung vào việc phân tích chuyên sâu khi cho các nhóm khách hàng chỉ được tiếp xúc và thử nghiệm với một concept sản phẩm. Các câu hỏi được đặt ra cho khách hàng liên quan đến ý tưởng sản phẩm như điểm thích/ không thích về sản phẩm, bao bì, giá cả, ấn tượng về sản phẩm, mức độ tin cậy hay thông điệp mà ý tưởng mang đến để có thể hiểu rõ hơn về ý kiến quan điểm của đáp viên.  

Sequential - monadic Testing

Thử nghiệm này cũng tương tự như thử nghiệm đơn nguyên (Monadic Testing). Tuy nhiên với thử nghiệm này thì khách hàng có thể đánh giá tất cả concept sản phẩm thay vì riêng lẻ như thử nghiệm trước đó, thứ tự các concept sản phẩm sẽ được ngẫu nhiên và đáp viên cũng sẽ trả lời các câu hỏi tương tự. 

Proto-monadic Testing

Proto-monadic Testing (tạm dịch: Thử nghiệm nguyên mẫu) có thể được xem là phương pháp hoàn thiện và đầy đủ nhằm đưa ra insights chuyên sâu đúng nhất về khách hàng. Với phương pháp nghiên cứu này bao gồm 2 quá trình được thực hiện:

  • Thử nghiệm đơn nguyên tuần tự

  • Thử nghiệm so sánh

Với phương pháp test sản phẩm này, đáp viên trả lời về từng concept sản phẩm, sau đó chọn concept mà họ cho là tốt nhất. Với bộ câu hỏi cũng hỏi về sản phẩm như mức độ ưu thích nói chung, những điểm thích/ không thích về sản phẩm, mức độ ấn tượng, mức độ hứng thú với ý tưởng sản phẩm, có đáp ứng được nhu cầu khách hàng hay không, mức độ độc đáo hay những gì mà ý tưởng sản phẩm đó có truyền đạt được đến người tiêu dùng hay không.