Giới thiệu

Phương pháp
và nội dung nghiên cứu

bg-blur
Phương pháp nghiên cứu
Đánh giá quảng cáo

1. Vai trò: 

Đánh giá quảng cáo là nghiên cứu đo lường mức độ hiệu quả về việc truyền đạt thông điệp của doanh nghiệp đến người tiêu dùng. 

Đây là bước quan trọng trong quá trình làm quảng cáo và tiếp cận đến người tiêu dùng. Mô hình SMILE (Simple - Memorable - Interesting - Linked to brand - Emotional) của J Walter Thompson là một trong những mô hình có thể đánh giá ý tưởng cũng như quảng cáo có đạt được hiệu quả hay không. 

S – SIMPLE – Đơn giản:

Thông điệp truyền tải đến người tiêu dùng nên đơn giản, dễ hiểu và đúng trọng tâm, giúp cho họ có thể liên tưởng và hiệu được nhanh nhất thông điệp của quảng cáo. 

M – MEMORABLE – Đáng nhớ:

Đây là một yếu tố quan trọng để đánh giá được độ hiệu quả của một quảng cáo. Trong quảng cáo có thể là một câu chuyện, hay nhiều hình ảnh nội dung, tuy nhiên điều đọng lại trong trí nhớ người xem nên là thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến. 

I - INTERESTING – THÚ VỊ:

Để đánh giá được quảng cáo có thú vị hay không, ý tưởng, hình ảnh cũng như nội dung độc đáo, sáng tạo mang đến cho người dùng những thông tin có thể từ trước giờ họ chưa được xem và nghe qua. 

L – LINK TO THE BRAND – KẾT NỐI VỚI THƯƠNG HIỆU:

Khi xem xong quảng cáo, người tiêu dùng không thể nhớ hay nhận ra được sự liên kết giữa thương hiệu và sản phẩm thì cũng có thể trả lời rằng quảng cáo chưa đạt được hiệu quả và thành công. 

E – EMOTIONAL – CẢM XÚC:

Cảm xúc là một trong những yếu tố đóng vai trò cần thiết gắn kết được người xem. Quảng cáo thành công khi có thể chạm đến được cảm xúc của khán giả. 

2. Ý nghĩa: 

Việc đánh giá hiệu quả của quảng cáo rất quan trọng, nó giúp doanh nghiệp biết được chiến dịch quảng cáo của mình có những ưu điểm và hạn chế gì? Để từ đó có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý. Từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể là tăng nhận biết (làm nhiều người biết hơn), có thể là tăng doanh số của thương hiệu (bán được nhiều hàng hơn), cũng có thể là tăng doanh số của ngành hàng (nghĩa là thúc đẩy người ta mua ngành hàng nhiều hơn).

3. Cách thực hiện: 

3.1 Nghiên cứu định lượng: 

  • Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát dựa trên mục tiêu nghiên cứu dự án và yêu cầu của khách hàng 

  • Chọn ra nhóm đối tượng người tiêu dùng

  • Tiến hành khảo sát người tiêu dùng về thương hiệu: đề nghị người tiêu dùng phải nghe hoặc xem các quảng cáo trong một thời gian nhất định và yêu cầu họ làm khảo sát liên quan đến quảng cáo đưa ra mức độ hài lòng hoặc không hài lòng, ưa thích hoặc không ưa thích, những nhận xét cũng như lý do của người xem,…

  • Xử lý dữ liệu, phân tích và báo cáo đưa ra kết luận 

3.2 Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn nhóm

  • Thiết kế bảng câu hỏi hướng dẫn cho người dẫn nhóm dựa trên mục tiêu nghiên cứu dự án và yêu cầu của khách hàng 

  • Thực hiện phỏng vấn nhóm hoặc phỏng vấn sâu: đề nghị người tiêu dùng phải nghe hoặc xem các quảng cáo trong một thời gian nhất định và yêu cầu họ làm khảo sát liên quan đến quảng cáo đưa ra mức độ hài lòng hoặc không hài lòng, ưa thích hoặc không ưa thích, những nhận xét cũng như lý do của người xem,…

  • Phân tích và báo cáo đưa ra kết luận phương án cuối cùng

Chúng ta có thể kết hợp hai phương pháp bổ trợ nhau, nhằm đưa ra báo cáo tổng hợp và kết luận cho khách hàng.