FMCG

Ngày đăng
22 tháng 08, 2023
FMCG
Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) được dự báo sẽ có nhiều khởi sắc trong 3 năm tới.  Với đặc thù là nhóm sản phẩm quay vòng nhanh, tốc độ tăng trưởng của ngành luôn ở mức cao. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong hành vi và thái độ tiêu dùng của khách hàng cũng như những thay đổi về  kênh phân phối, đặc biệt là nhu cầu mua hàng online qua các kênh thương mại điện tử và nền tảng xã hội. Doanh nghiệp cần phải có những bước tiến để thích nghi cho phù hợp.

Các loại hình nghiên cứu thị trường cho Phân khúc FMCG

Chúng tôi thực hiện nhiều dự án cho ngành hàng FMCG áp dụng các loại hình nghiên cứu thị trường sau đây:

  1. Nghiên cứu hành vi U&A (Usage and Attitude)

  • Xác định thái độ và hành vi của người dùng với sản phẩm.

  • Tìm hiểu nhu cầu và mong đợi của người tiêu dùng đối với sản phẩm.

  • Phân nhóm khách hàng (segmentation) để tối ưu hoá các hoạt động tiếp thị, dịch vụ và sản phẩm.

  1. Brand Health Check – Đánh Giá Sức Khỏe Thương Hiệu

  • Đo lường mức độ nhận biết và sử dụng các thương hiệu.

  • Đánh giá hoạt động truyền thông của các Thương hiệu.

  • Định vị Thương hiệu. 

  1. Đánh giá chất lượng sản phẩm và mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng

  • Tìm hiểu hành trình mua hàng (Customer journey) thông qua mô hình 5A (Aware, Appeal, Ask, Act, Advocate)

  • Sử dụng chỉ số Net Promoter Score (NPS) để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm cụ thể.

  1. Đánh giá Ý tưởng/ Sản phẩm mới (Concept test/ Product Test)

  • Phỏng vấn khách hàng về mức độ quan tâm và nhu cầu mua hàng của khách hàng đối với ý tưởng/sản phẩm mới theo nhiều tiêu chí cụ thể:
  • Mức độ thích ý tưởng/ sản phẩm
  • Mức độ liên quan, gần gũi của ý tưởng
  • Mức độ khác biệt của ý tưởng/ sản phẩm
  • Ý định mua sản phẩm sau khi xem ý tưởng/ thử sản phẩm
  • Đánh giá sản phẩm theo các đặc tính (Màu, mùi, độ ngọt, độ béo, độ sánh, độ mịn…)
  • Định giá sản phẩm dựa trên ý tưởng/ sản phẩm thử 
  1. Đánh giá Hiệu quả chương trình quảng cáo (Campaign evaluation)

  • Đo lường nhận thức, ghi nhớ thông điệp và tương tác của khách hàng với chương trình quảng cáo.

  • Đánh giá tác động của chương trình quảng cáo đối với quyết định mua hàng của khách hàng.

  1. Theo dõi tình hình kinh doanh các điểm bán (Retail Audit)

  • Kiểm tra điểm bán bao gồm việc trưng bày POSM, trưng bày sản phẩm và các tài liệu tại điểm bán.

  • Theo dõi tình hình thực hiện các hoạt động Khuyến mãi (Activation).

 

CHỈ SỐ SỨC KHỎE THƯƠNG HIỆU

Các Phương pháp thực hiện 

🗆 Nghiên cứu tại bàn (Desk research) 

☑ Phỏng vấn chuyên sâu (Indepth interview – IDI)

☑ Thảo luận nhóm (Focus group discussion – FGD)

☑ Nghiên cứu khách hàng bí mật (Mystery Shopper)

☑ Nghiên cứu định lượng (Quantitative Survey)

☑  Thử nghiệm sản phẩm tập trung (Central location test – CLT)

☑ Thử nghiệm sản phẩm tại nhà (Home In use Test – HIV)

☑  Thống kê toàn diện số lượng kênh phân phối /các điểm bán (Census)

☑  Theo dõi tình hình kinh doanh các điểm bán (Retail Audit)

 

Những nghiên cứu thị trường này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các Doanh nghiệp FMCG hiểu rõ hơn về xu hướng tiêu thụ, thị trường cạnh tranh và nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó, Quý Công ty có thể xây dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả, tối ưu hóa sản phẩm và dịch vụ, cung cấp giá trị tốt nhất và duy trì sự cạnh tranh trong ngành hàng FMCG nhanh chóng phát triển và biến đổi.






Chia sẻ
Copy link
Đã copy link
Facebook