Nông nghiệp
Theo Tổng cục Thống kê, Tính chung cả năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; đồng thời vượt chỉ tiêu Chính phủ giao là tăng trưởng 2,5-2,8%...
Việt Nam, với địa hình đa dạng và khí hậu thuận lợi, được xem là một quốc gia nông nghiệp. Mục tiêu của quốc gia “Đến năm 2050, Việt Nam trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường”.
Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam đang không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, cải thiện quy trình sản xuất và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế. Sự gia tăng các Doanh nghiệp tham gia ngành nông nghiệp và việc nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Các loại hình nghiên cứu thị trường cho Phân khúc Nông nghiệp
CI Research là một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm cung cấp giải pháp tư vấn và nghiên cứu thị trường trong ngành nông nghiệp, giúp các Doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường và người dùng như nông dân, hợp tác xã. Dưới đây là một số loại hình nghiên cứu thị trường trong lĩnh vực nông nghiệp mà chúng tôi cung cấp:
-
Nghiên cứu hành vi U&A (Usage and Attitude)
-
Xác định hành vi sử dụng và thái độ của khách hàng như nông dân, hợp tác xã đối với các sản phẩm nông nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các sản phẩm khác.
-
Tìm hiểu nhu cầu và mong đợi của khách hàng đối với các sản phẩm nông nghiệp.
-
Brand health check – Đánh giá sức khỏe Thương hiệu
-
Đo lường mức độ nhận biết nhãn hiệu và sử dụng sản phẩm của người dùng.
-
Đánh giá hoạt động truyền thông của các Nhãn hiệu.
-
Định vị Thương hiệu trong ngành nông nghiệp.
-
Phân Tích Tổng quan và Xu hướng Thị trường
Thông qua các hình thức khảo sát:
-
Nghiên cứu tại bàn (Desk Research): thu thập dữ liệu và thông tin hiện có về sản lượng nông nghiệp, các chỉ số kinh tế liên quan từ các nguồn đáng tin cậy như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thống kê.
-
Phỏng vấn chuyên sâu (IDI): Phỏng vấn nông dân để tìm hiểu về cách sử dụng sản phẩm, các thách thức và rào cản trong việc áp dụng các phương thức canh tác mới. Phỏng vấn các chuyên gia trong ngành để có cái nhìn toàn diện về bước tiến hiện tại và các thách thức khi áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp Việt Nam.
Từ đó đội ngũ nghiên cứu của chúng tôi sẽ cho Doanh nghiệp cái nhìn tổng thể về:
-
Tiềm năng và xu hướng của các sản phẩm/ dịch vụ mới trong 3-5 năm tới (Ví dụ Dịch vụ dùng Drone để gieo hạt, chăm sóc cây trồng tự động và giám sát chặt chẽ sức khỏe cây trồng).
-
Ước lượng quy mô và thị phần của các đối thủ trong ngành theo từng loại sản phẩm nông nghiệp cụ thể, ví dụ như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón...
-
Xác định điểm mạnh và tiềm năng để Doanh nghiệp có thể phát triển trên thị trường.
-
Đánh giá Ý tưởng/ Sản phẩm mới (Concept test /Product test)
-
Đánh giá mức độ quan tâm và tiềm năng mua hàng của khách hàng (Ví dụ: Dịch vụ Drone phù hợp với nhóm Nông dân nào, vì sao, đâu là rào cản…; Quy chuẩn Vietgap hay Global gap sẽ dẫn đầu xu hướng…)
-
Xác định các chương trình khuyến nông/hỗ trợ tài chính giúp thúc đẩy sử dụng sản phẩm.
-
Thu thập phản hồi để cải thiện việc áp dụng các quy trình canh tác mới.
-
Đánh giá Hiệu quả chương trình khuyến nông & bán hàng
-
Đo lường nhận thức, nhớ và tương tác của khách hàng với các chiến dịch tiếp thị sản phẩm nông nghiệp.
-
Đánh giá tác động của chiến dịch tiếp thị đối với quyết định mua hàng của khách hàng.
-
Thống kê toàn diện số lượng kênh phân phối & Theo dõi tình hình kinh doanh các điểm bán
-
Ghi nhận toàn bộ các cửa hàng bán sản phẩm trong khu vực.
-
Theo dõi tình hình kinh doanh của các cửa hàng để đo lường tỉ lệ phân phối, dung lượng thị trường & thị
-
Phần của các sản phẩm trong khu vực.
Các Phương pháp thực hiện
☑ Nghiên cứu tại bàn (Desk research)
☑ Phỏng vấn chuyên sâu (Indepth interview – IDI)
☑ Thảo luận nhóm (Focus group discussion – FGD)
☑ Nghiên cứu khách hàng bí mật (Mystery Shopper)
☑ Nghiên cứu định lượng (Quantitative Survey)
🗆 Thử nghiệm sản phẩm tập trung (Central location test – CLT)
🗆 Thử nghiệm sản phẩm tại nhà (Home In use Test – HIV)
☑ Thống kê toàn diện số lượng kênh phân phối /các điểm bán (Cencus)
☑ Theo dõi tình hình kinh doanh các điểm bán (Retail Audit)
Chúng tôi cam kết cung cấp dự án nghiên cứu chất lượng, đáng tin cậy và đáp ứng mục tiêu của Doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Quý Công ty trong quá trình nghiên cứu và mang đến cái nhìn sâu sắc về thị trường nông nghiệp tại Việt Nam.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để tìm hiểu thêm về cách chúng tôi có thể hỗ trợ Doanh nghiệp của bạn trong các dự án Nghiên cứu Nông nghiệp!