Tin tức & Sự kiện

Trung Quốc hy vọng cây cầu này sẽ mở ra những cơ hội mới để thúc đẩy phát triển hơn nữa nền kinh tế cũng như du lịch trong thời gian tới.

Ngày đăng
7 tháng 07, 2022
Trung Quốc hy vọng cây cầu này sẽ mở ra những cơ hội mới để thúc đẩy phát triển hơn nữa nền kinh tế cũng như du lịch trong thời gian tới.

Mới đây, Trung Quốc đã công bố cây cầu dây cáp vượt biển dài nhất thế giới, nối liền Hồng Kông - Chu Hải (Trung Hoa Đại Lục) - Ma Cao, lọt vào danh sách kỷ lục Guinness với chiều dài 55km cùng tổng chi phí xây dựng lên đến 20 tỉ USD. Theo dự kiến, cây cầu này sẽ chính thức đi vào hoạt động trong tháng 7 tới.

Một phần của cây cầu dài nhất thế giới Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao.

Được biết, cây cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao đóng vai trò trung tâm trong dự án phát triển khu Vịnh mới của Trung Quốc nhằm cạnh tranh với khu Vịnh San Francisco nổi tiếng về hai khía cạnh kinh tế cũng như tiến bộ công nghệ. Được biết, khu Vịnh này nằm ở trung tâm phía nam của Trung Quốc với dân số 68 triệu người, tổng diện tích lên đến 56.500 km vuông, và bao gồm 11 thành phố lớn nhỏ: Hồng Kông, Ma Cao cùng 9 thành phố khác thuộc tỉnh Quảng Đông.

Hiện tại, khu Vịnh này vốn đã mang lại rất nhiều tiềm năng kinh tế cho Trung Quốc khi đã đóng góp đến 12% tổng GDP quốc gia, mặc dù chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ và 5% dân số của Trung Quốc. Nền kinh tế tại khu vực này thậm chí còn xếp thứ 11 nếu so với các quốc gia khác trên toàn thế giới và “một chín một mười” so với những đối thủ như khu vịnh San Francisco, New York hay Tokyo.

Cây cầu mới khánh thành sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế tại vùng Vịnh lớn của Trung Quốc.

Với điều kiện giao thông thuận lợi, tình hình kinh tế tại khu vực Đồng bằng Châu Giang cũng sẽ trở nên cân bằng và vững mạnh hơn. Trước đó, các thành phố phía đông như Hồng Kông, Thâm Quyến và Đông Hoản có phần phát triển hơn so với những thành phố phía tây như Chu Hải, Giang Môn hay Trung Sơn. Cây cầu mới sẽ giúp cho quá trình vận chuyển hàng hóa từ các nhà máy ở phía tây sang phía đông diễn ra dễ dàng hơn rất nhiều.

Mặt khác, cây cầu này còn mở ra rất nhiều cơ hội mới cho ngành du lịch tại Trung Quốc. Hiện tại, du khách muốn đến Hồng Kông từ Trung Hoa Đại Lục sẽ phải di chuyển bằng đường hàng không. Và họ chỉ thường dành ra từ 1 - 2 ngày để mua sắm chứ không có nhiều thời gian để tham quan các khu vực khác của đồng bằng Châu Giang.

Nếu sử dụng cây cầu mới, người dùng có thể di chuyển từ sân bay Hồng Kông đến Ma Cao và Đại Lục chỉ trong vòng 45 phút. Điều này sẽ tạo điều kiện cho du khách thưởng thức thêm những “đặc sản” nổi tiếng như: Hệ thống casino cao cấp hợp pháp lớn nhất thế giới tại Ma Cao hay Chu Hải - thành phố được mệnh danh là bang Florida của Trung Quốc nhờ khí hậu ôn hòa và hệ sinh thái thực vật phong phú.

Mời bạn đọc cùng chiêm ngưỡng loạt ảnh về quá trình xây dựng và hoàn thiện cây cầu dài nhất thế giới dưới đây.

Cây cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao là tuyến đường kết nối một thành phố nhỏ ở phía nam Trung Hoa Đại Lục với Hồng Kông và Ma Cao. Nó sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa 3 khu vực này từ 3 giờ xuống còn hơn 30 phút.

Tháng 12/2009, đội ngũ công nhân tham gia vào buổi lễ khởi công xây dựng tại thành phố Chu Hải, thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Quá trình xây dựng cây cầu dài nhất thế giới.

Con thuyền chở đội ngũ công nhân xây dựng phía dưới chân cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao. Chiếc máy bay phía trên đang di chuyển về hướng sân bay quốc tế Hồng Kông, cũng là một trong những điểm đến của cây cầu này.

420.000 tấn thép đã được sử dụng trong quá trình xây dựng cây cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao. Lượng thép này lớn đến nỗi đủ để xây đến 60 tòa tháp Eiffel của Pháp.

Các công nhân đang tiến hành công đoạn cuối cùng trong quá trình gần 10 năm xây dựng cây cầu dài nhất thế giới.

Sau rất nhiều trì hoãn trong quá trình xây dựng, cuối cùng thì cây cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao cũng đã hoàn thiện và sẽ chính thức đi vào hoạt động trong tháng 7/2018. Đây được xem là chìa khóa giúp Trung Quốc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và du lịch của mình.

Di chuyển từ Hồng Kông (bên phải) sang Trung Hoa Đại Lục giờ đây chỉ mất hơn 30 phút.

Theo dự kiến, sẽ có khoảng 40.000 phương tiện, chủ yếu là ô tô, sử dụng cây cầu này mỗi ngày.

Người đi bộ và người đi xe đạp sẽ không được phép đi qua cây cầu này.

Cây cầu này có thể hoạt động ổn định trong vòng 120 năm tới trước khi phải trải qua quá trình trùng tu.

Hình ảnh một người bảo vệ tại trạm thu phí Chu Hải.

Tốc độ tối đa cho phép trên cây cầu này là 100 km/h. Khi di chuyển trong khu vực Trung Quốc Đại Lục, các phương tiện sẽ di chuyển bên làn đường bên phải. Nhưng khi sang Hồng Kông và Ma Cao thì họ sẽ phải chuyển sang bên trái để phù hợp với phong cách lái xe tại hai khu vực này.

Mặc dù chưa chính thức mở cửa nhưng phần lớn quá trình xây dựng đã hoàn thành. Một số phương tiện thử nghiệm cũng đã được phép chạy thử trên cây cầu này.

Cây cầu này chạy ngang qua cảng sân bay quốc tế Hồng Kông - một trong những sân bay nổi tiếng nhất trên toàn thế giới.

Một góc bên dưới cây cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao.

Đây chính là cây cầu dây cáp dài nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

Trung Quốc cũng đã tiến hành xây dựng một hòn đảo nhân tạo để phục vụ cho cây cầu này, gần với hòn đảo Đại Nhĩ Sơn nổi tiếng ở Hồng Kông.

Chia sẻ
Copy link
Đã copy link
Facebook
Cùng chuyên mục
Bài viết liên quan
item.title
Hành vi người tiêu dùng trong giai đoạn giãn cách xã hội và những kì vọng khi trở lại cuộc sống bình thường mới
item.title
Kết nối nhưng vẫn giữ khoảng cách xã hội
item.title
THỜI 4.0 LÀM THAY ĐỔI THÓI QUEN MUA SẮM TIVI NHƯ THẾ NÀO?